Sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, họ tạo ra âm thanh như ý muốn như: phân nhịp, cắt, đảo nhịp, trộn lẫn, thả kim đĩa hát… khiến cho các bài hát được chuyển đổi nhuần nhuyễn theo một cách thức mới lạ, sáng tạo.
DJ được ví von như một phù thuỷ âm thanh. Họ có thể trộn lẫn 2 bài hát khác nhau vào làm một cách điêu luyện mà không hề bị vênh, không để lộ những mối nối hay như người trong nghề gọi là bị “đạp nhạc”. Ngược lại, chúng hoà quyện nhuần nhuyễn vào thành một. Họ chính là linh hồn của những cuộc vui, là người kiểm soát mức độ cuồng nhiệt của đám đông thính giả.
Chính cách thức pha trộn, điều chỉnh điệu nhạc của họ đã làm cho đám đông khi thì tạm lắng, khi cuồng nhiệt, khi thì phấn khích tột độ. Một trong những nguyên tắc của các DJ là không bao giờ lặp lại chính mình. Họ tự ví mình như một người pha chế cocktail, với một số nguyên liệu như nhau, họ phải làm ra những loại cocktail mang vị riêng không giống nhau.
Lựa chọn, phát và điều chỉnh những thể loại âm nhạc như vậy được gọi là DJing (hoặc deejaying), playing (chơi nhạc) và spinning (xoay tròn, ở đây ám chỉ việc các DJ thường cho quay các đĩa hát theo ý mình để tạo ra hiệu ứng âm thanh như ý muốn). Âm nhạc có thể tồn tại dưới dạng đĩa hát, file nhạc trong máy tính, jingle hoặc bất kỳ một phương tiện ghi âm sẵn nào khác.
Họ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để tạo ra âm thanh như ý muốn như: phân nhịp, cắt, đảo nhịp, trộn lẫn, thả kim đĩa hát, chuyển đoạn, quay ngược đĩa hát… khiến cho các bài hát được chuyển đổi nhuần nhuyễn theo một cách thức mới lạ, sáng tạo. Nhiều DJ chuyên nghiệp sử dụng harmonic mixing – có nghĩa là trộn các bài hát cùng một âm điệu, hay các âm điệu có thể phối bè với nhau.
[i]
Những thiết bị âm thanh thông thường nhất mà một DJ phải có bao gồm :
a. Nếu sử dụng máy hát thì đó là các đĩa hát vinyl, sử dụng vi tính thì đó là các file nhạc số, hay đĩa compact…
b. Ít nhất 2 phương tiện để phát những bản ghi âm trên đây để tạo ra sự liên tục khi pha trộn các bài hát khác nhau cùng môt lúc..
c. Một hệ thống khuếch đại âm thanh.
Ngoài những thiết bị cơ bản trên thì một DJ có thể có thêm những thiết bị tạo hiệu ứng âm thanh (như tạm dừng, lùi, hồi âm, ngắt quãng, chorus…); một hệ thống biểu diễn vi tính hoá điều chỉnh âm nhạc trên các file nhạc số với tốc độ của máy vi tính; một thiết bị Headshell với nhiều kim máy hát như R.A.K.E cho phép DJ phát nhiều bài hát trên nhiều đường rãnh của một đĩa hát cùng một lúc.
Trung tâm Đào tạo nghề DJ LUSH chuyên mở các lớp đào tạo DJ chuyên nghiệp, mỗi khóa chỉ kéo dài 4 tháng và học phí là 5 triệu đồng/khóa cơ bản và 5 triệu đồng/khóa nâng cao. Chỉ với 10 triệu đồng, các bạn trẻ sẽ trở thành 1 DJ chuyên nghiệp,đẳng cấp. Trung tâm không kén học viên, nhưng để đeo đuổi nghề DJ, LUSH có lời khuyên đến các bạn trẻ như sau:
“Để đeo đuổi khóa học này, bạn phải thực sự đam mê âm nhạc.Các DJ đều khẳng định họ chọn nghề này vì say mê chứ không phải vì thu nhập. Nhưng thu nhập của DJ hiện nay cũng tương đối cao. Một DJ tầm trung mới ra trường có đã thể kiếm được ít nhất 4-5 triệu đồng/tháng, khá hơn tí thì được 6-7 triệu đồng/tháng, và dĩ nhiên thu nhập của bạn sẽ tăng theo tay nghề”
Sắp tới, Trung tâm sẽ có những lớp học đào tạo nâng cao nghề DJ, Dj không những là người sáng tác nhạc mà còn là người mix bài của mình. Đây là xu hướng phổ biến ở các nước châu Âu và Bắc mỹ.