Châu Á, hay Á Châu, là phần trung tâm và phần phía đông của đại lục Á-Âu và là châu lục lớn nhất thế giới. Nếu được định nghĩa bằng cách loại bỏ phần châu Âu ra khỏi đại lục Á-Âu thì châu Á hoặc được nói đến như là phần đất của chính nó hoặc như là một bộ phận của đại lục Á-Âu.
Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Caucasus, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara ở Kara, Nga. Khoảng 60% của dân số thế giới sinh sống ở châu Á.
Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga.
Như đã nói trên, châu Á là một bộ phận khu vực của đại lục Á-Âu. Để phân chia xa hơn nữa dựa theo thuật ngữ này, xem Bắc đại lục Á-Âu và Trung đại lục Á-Âu.
Một số quốc gia châu Á kéo dài ra ngoài châu Á. Xem Nước hai lục địa để có thêm chi tiết về các trường hợp đường ranh giới giữa châu Á và châu Âu, châu Á và châu Phi cũng như giữa châu Á và châu Đại Dương (châu Úc).
Châu Á tự nó được phân chia thành các bộ phận khu vực như sau:
Bắc Á
Trung Á
Đông Á (hay Viễn Đông)
Đông Nam Á
Nam Á (hay tiểu lục địa Ấn Độ)
Tây Nam Á (hay Tây Á)
Trong thuật ngữ của GDP theo PPP thì nền kinh tế lớn nhất châu Á là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tuy nhiên nền kinh tế của Liên minh châu Âu (viết tắt EU, với một quốc gia của nó nằm ở châu Á là Cyprus), mới là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Địa vị của EU như là một thể chế siêu quốc gia, chứ không phải là một quốc gia thông thường, làm cho điều này nằm dưới câu hỏi; đặc biệt là khi so sánh đơn lẻ thì nền kinh tế của Cyprus là một trong những nền kinh tế nhỏ nhất ở cả EU và châu Á, và nó không lớn hơn nhiều lần so với nền kinh tế của Đông Timor, một quốc gia châu Á với nền kinh tế nhỏ nhất (mặc dù vào năm 2005 đã không có số liệu tin cậy cho cả Iraq và Bắc Triều Tiên). Trong những thập niên gần đây thì kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đã phát triển nhanh chóng, cả hai có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 6%. Theo GDP (PPP) thì Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới sau nền kinh tế của EU và Mỹ, tiếp theo là Nhật Bản và Ấn Độ với vị trí thứ tư và thứ năm (sau đó là các quốc gia trong EU: Đức, Anh, Pháp và Ý). Theo thuật ngữ của tỷ giá hối đoái thì Nhật Bản lại là nền kinh tế lớn nhất ở châu Á và là thứ ba trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một trong những nền kinh tế lớn của châu Á, trong khi Bắc Triều Tiên lại là một trong những nước nghèo nhất.
Các khối thương mại:
Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Thỏa thuận cộng tác kinh tế gần (CEPA)
Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS/СНГ)
Hiệp hội các nước Nam Á vì hợp tác khu vực (SAARC)
Hiệp định tự do thương mại Nam Á (SAFTA) (dự thảo)
[sửa] Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Châu Á theo ranh giới (được cho là như thế) là lục địa lớn nhất thế giới và nó rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, như dầu mỏ và sắt.
Với năng suất cao trong nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa gạo, đã cho phép mật độ dân số cao của các quốc gia trong các khu vực nóng ẩm. Các sản phẩm nông nghiệp chính còn có lúa mì và thịt gà.
Lâm nghiệp cũng phát triển trong phạm vi rộng của châu Á, ngoại trừ khu vực Trung và Tây Nam Á. Nghề cá là một nguồn chủ yếu cung cấp thực phẩm ở châu Á, cụ thể là ở Nhật Bản.
[sửa] Công nghiệp
Sản xuất công nghiệp ở châu Á theo truyền thống là mạnh nhất ở khu vực Đông và Đông Nam Á, cụ thể là ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapor. Các ngành nghề công nghiệp dao động từ sản xuất các mặt hàng rẻ tiền như đồ chơi tới các mặt hàng công nghệ cao như máy tính và ô tô. Nhiều công ty ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản có các sự hợp tác đáng kể ở châu Á đang phát triển để tận dụng các lợi thế so sánh về sức lao động rẻ tiền.
Một trong các lĩnh vực chính của sản xuất công nghiệp ở châu Á là công nghiệp may mặc. Phần lớn việc cung cấp quần áo và giày dép hiện nay của thế giới có nguồn gốc từ Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.
[sửa] Tài chính và các dịch vụ khác
Châu Á có 3 trung tâm tài chính lớn. Chúng nằm ở Hồng Kông, Singapor và Tokyo. Các trung tâm mới nổi ở Ấn Độ hay Trung Quốc là do sự bùng nổ về sản xuất công nghiệp theo hình thức gia công ở các quốc gia này cũng như sự có được của nhiều người trẻ có học vấn cao và nói tiếng Anh tốt.
Mật độ dân số
Bảng dưới đây liệt kê các nước và các khu vực phụ thuộc theo mật độ dân số theo số người trên km².
Không giống như các con số trong loạt bài về các nước, các con số trong bảng này dựa trên các khu vực bao gồm cả các khu vực vùng nước nội thủy (hồ, sông) và vì thế ở đây nó có thể là nhỏ hơn.
Toàn bộ Ai Cập, Nga, Kazakhstan, Gruzia, Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ được nói đến trong bảng này, mặc dù các nước này chỉ có một phần nằm ở châu Á.
Quốc gia Mật độ Diện tích Dân số
(/km2) (km2) (ước 01-07-2001)
Ma Cao (Trung Quốc) 18.000 25 461 833
Hồng Kông (Trung Quốc) 6.688 1.092 7.303.334
Singapore 6.430 693 4.452.732
Maldives 1.070 300 320.165
Bahrain 987 665 656.397
Bangladesh 926 144.000 133.376.684
Đài Loan 627 35.980 22.548.009
Hàn Quốc 491 98.480 48.324.000
Liban 354 10.400 3.677.780
Nhật Bản 336 377.835 126.974.628
Ấn Độ 318 3.287.590 1.045.845.226
Sri Lanka 298 65.610 19.576.783
Israel 290 20.770 6.029.529
Philippines 282 300.000 84.525.639
Việt Nam 246 331 690 87.375.000
Triều Tiên 184 120.540 22.224.195
Nepal 184 140.800 25.873.917
Pakistan 184 803.940 147.663.429
Trung Quốc (Phần đại lục) 134 9.596.960 1.284.303.705
Thái Lan 121 514.000 62.354.402
Indonesia 121 1.919.440 231.328.092
Kuwait 118 17.820 2.111.561
Armenia 112 29.800 3.330.099
Syria 93 185.180 17.155.814
Azerbaijan 90 86.600 7.798.497
Thổ Nhĩ Kỳ 86 780.580 67.308.928
Cộng hoà Síp 83 9.250 775.927
Gruzia 71 69.700 4.960.951
Campuchia 71 181.040 12.775.324
Ai Cập 71 1.001.450 70.712.345
Qatar 69 11.437 793.341
Malaysia 69 329.750 22.662.365
Đông Timor 63 15.007 952.618
Myanma 62 678.500 42.238.224
Brunei 61 5.770 350.898
Jordan 58 92.300 5.307.470
Uzbekistan 57 447.400 25.563.441
Iraq 55 437.072 24.001.816
Tajikistan 47 143.100 6.719.567
Bhutan 45 47.000 2.094.176
Afghanistan 43 647.500 27.755.775
Iran 40 1.648.000 66.622.704
Yemen 35 527.970 18.701.257
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 30 82.880 2.445.989
Lào 24 236.800 5.777.180
Kyrgyzstan 24 198.500 4.822.166
Oman 13 212.460 2.713.462
Ả Rập Saudi 12 1.960.582 23.513.330
Turkmenistan 9,6 488.100 4.688.963
Nga 8,5 17.075.200 144.978.573
Kazakhstan 6,2 2.717.300 16.741.519
Mông Cổ 1,7 1.565.000 2.694.432
Tổng số 49.703.948 4.001.377.185
Tôn giáo
Phần lớn dân số thế giới theo các niềm tin tôn giáo khởi nguồn từ châu Á.
Các tôn giáo khởi nguồn từ châu Á và với phần lớn những người theo ngày nay đang sống ở châu Á bao gồm:
Bahá'í giáo: Hơn một nửa số người theo sống ở châu Á.
Phật giáo: Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Malaysia, Ấn Độ.
Ấn giáo (đạo Hindu): Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Nepal.
Hồi giáo: Trung Á, Nam Á và Tây Nam Á, Malaysia và Indonesia.
Giai na giáo: Ấn Độ.
Shinto (Thần giáo Nhật Bản): Nhật Bản.
Sikh giáo: Ấn Độ, Malaysia, Pakistan.
Lão giáo: Trung Quốc, Việt Nam, Singapore và Malaysia.
Bái hỏa giáo: Iran và Ấn Độ.
Các tôn giáo có nguồn gốc ở châu Á nhưng có phần lớn số người theo ngày nay ở các khu vực khác bao gồm:
Tin Lành: Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam, Philipine, Malaysia,...
Thiên chúa giáo: Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Indonesia, Đông Timor, Philippines và Việt Nam.
Do Thái giáo: Có ít hơn một nửa số người theo ngày nay sống ở châu Á.